Rượu sâm từ lâu được người dân nhiều nước dùng để bồi bổ tăng cường sức khỏe và trưng bày để mang lại sự an lành, sang trọng cho gia đình. Biết cách ngâm rượu sâm sẽ giúp bạn có được bình rượu sâm chất lượng tốt và có được một tác phẩm đẹp lộng lẫy nữa nhé.
Tìm hiểu về cách ngâm rượu sâm
Theo y học cổ truyền
– Nhân sâm vị thuốc bổ khí có tính ôn, vị ngọt, hơi đắng nhẹ. Công dụng: đại bổ nguyên khí, bổ phế, kiện tỳ vị, định thần, ích trí, sinh tân, là dược liệu được mệnh danh hàng cực phẩm trong các vị thuốc bổ. Nhân sâm thường dùng để trị suy nhược cơ thể, mất ngủ, ăn kém, căng thẳng, suy giảm trí nhớ.
Ngoài ra, nhân sâm còn được dùng để tăng cường sức đề kháng, phòng chống ung thư, hỗ trợ điều trị tiểu đường và “bất lực” ở cả đàn ông và phụ nữ.
– Rượu có vị cay tính ấm, giúp thông lợi huyết mạch, chống phong hàn, giúp ăn ngon ngủ yên, giảm căng thẳng thần kinh. Nếu uống rượu một cách hợp lý sẽ mang lại sức khỏe lâu dài, ít khi ốm bệnh.
Rượu sâm là cách dùng phổ biến được nhiều người yêu thích vì bảo quản được sâm lâu ngày và có thể dùng khi cần thiết.
*Lưu ý: tác dụng của nhân sâm có thể thay đổi tùy theo cơ địa mỗi người.
Chọn bình và rượu để ngâm với sâm
– Chọn bình ngâm: Để làm ra được 1 bình rượu sâm đẹp, ta cần chọn bình có kích thước lớn hơn sâm, như vậy sâm khi ngâm sẽ tạo được dáng đứng thoải mái. Bình cần dày để chịu được lực tốt, tránh nứt vỡ khi ngâm sâm. Bình đẹp sẽ giúp củ sâm trông đẹp và hấp dẫn hơn
– Cách chọn rượu: nên sử dụng loại rượu được mua ở nơi uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tránh trường hợp “tiền mất tật mang” vì ngộ độc rượu. Loại rượu thường được sử dụng là rượu gạo hoặc rượu nếp có nồng độ từ 40-45 độ.
2 cách ngâm rượu sâm độc đáo và đơn giản
Cách 1: Độc sâm thang: tức là chỉ ngâm mỗi sâm với rượu. Đây là cách ngâm rượu sâm đơn giản nhất.
+ Đối với sâm tươi: trước tiên bạn cần sơ chế củ sâm tươi bằng cách dùng nước và khăn bông hoặc bàn chải mềm làm sạch hết đất cát bám trên củ sâm.
Lau cho sâm ráo nước, nếu lau hoặc chải sâm thì nên theo chiều thuận từ thân đến rễ và không thực hiện thao tác đó theo chiều ngược lại vì có thể làm trầy sâm hoặc đứt rễ mà mất dáng sâm.
Vì ngoài ngâm rượu sâm mình còn muốn trưng bày ở phòng khách hoặc những nơi sang trọnng trong gia đình.
Do đó, có được củ sâm có hình dáng đẹp và đều đặn cũng là một trong những tiêu chí đánh giá một bình rượu sâm đẹp.
Sau khi chải sâm xong, đặt sâm vào bình theo chiều thẳng đứng, đặt rễ sâm vào trước, phía trên là thân sâm.
Cho rượu ngập mặt sâm và theo tỉ lệ 1:10, tức là 1 kg sâm tươi ngâm với 10 lít rượu. Sau 3 tháng ngâm là bạn có thể lấy ra dùng.
Hồng sâm ngâm rượu có tác dùng bồi bổ, chống mệt mỏi và phòng bệnh rất tốt
+ Đối với hồng sâm (sâm đã qua chế biến): Bạn có thể thái lát mỏng hay để nguyên củ ngâm tùy theo sở thích của mình.
Ngâm với rượu tỉ lệ 1:10 hoặc 1:12. Nếu hồng sâm ngâm cho nữ uống, có thể thêm mật ong hoặc sữa ong chúa cho dễ uống mà cũng tăng thêm phần đẹp da, tốt cho tiêu hóa.
Với hồng sâm thì ngâm khoảng 1 tháng là có thể dùng được rồi.
+ Lưu ý: Nếu bạn mua sâm tươi, thì nên ngâm ngay vì sâm tươi không để được lâu.
Cách 2: Sâm nhung hải mã thang: là cách ngâm rượu sâm với Nhung hươu, Hải mã. Cách này giúp cho bạn có bình rượu sâm với tác dụng toàn diện hơn nhờ các thành phần quý hiếm như: nhung hươu và hải mã
Đây cũng là bài thuốc Sâm Nhung Hải Mã mã thang nổi tiếng được lưu truyền từ xưa cho đến nay. Thành phần gồm: Nhân sâm 100g, Nhung hươu 50g, Hải mã chúa 1 cặp, Câu kỷ tử 100g
Bình rượu Sâm Nhung Hải Mã thang
Tác dụng của Sâm nhung hải mã thang: Đại bổ nguyên khí, Bổ thận ích tinh huyết, tráng dương, cường gân cốt. Thích hợp cho người hay yếu mệt, suy giảm khả năng sinh lý, đau mỏi xương khớp…
Lưu ý: Rượu Sâm gây hưng phấn, kích thích thần kinh, vì vậy chỉ nên uống tối đa 3 ly nhỏ (20-30ml) mỗi ngày trong các bữa ăn và không nên dùng quá gần giờ đi ngủ vì sẽ gây khó ngủ..